Translate

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

35 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG MẠNH

1. BỒ CÂU TRẮNG và BỒ CÂU ĐEN


Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói mà thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh nhẹn.
Luật chơi: 
  • Chia thành 2 phe, 01 phe làm bồ câu trắng 01 phe làm bồ câu đen. 2 phe đứng đối diện nhau, cách nhau 2m. Sau lưng mỗi phe có 1 lằn mức cách đó 2m. Qt đứng giữa 2 phe. Khi Qt hô “bồ câu trắng” thì phe bồ câu trắng rượt đánh chạm tay vào người của phe bồ câu đen. Khi Qt hô “Bồ câu đen” thì ngược lại.
  • * Qt hô bồ câu vàng, xám, đen… ai nhốm chân thì bị loại.
  • * Không được vượt quá lằn ranh phía sau.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn để vẽ đường.

2. TRUYỀN LỆNH

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: 
  • Chơi theo hàng đội. Mỗi đội ngồi thành 1 vòng tròn và mỗi đội có 1 cục phấn.
  • Khi Qt thổi 1 tiếng còi:

  • – Mỗi đội cử 1 người cầm phấn qua đội khác cố gạch dấu thập (+) vào vòng tròn của họ.
    – Trong khi đó những người còn lại của mỗi đội bắt 1 bài hát, được quyền vỗ tay, nghiêng qua lại, chứ không được dùng 2 bàn tay che vòng tròn.
    – Khi người kia gạch được dấu (+) rồi, thì cầm phấn chạy về đội mình đưa cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như người thứ 1, và như thế tiếp tục cho hết cả đội.
    – Kết thúc, đội nào ít dấu (+) nhất là thắng đội nào nhiều dấu (+) nhất là thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết.
Lưu ý:

3. THỎ CÓC THI ĐUA

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Luật chơi: 
  • Số người chẵn, 1 người làm thỏ, 1 người làm cóc.
  • Thỏ: đứng chống nạnh.
  • Cóc: ngồi chống nạnh.

  • – Mức khởi hành cách mức tới 4m.
    – Khi Qt thổi 1 tiếng còi thì Thỏ bước.
  • 1 bước dài tối đa có thể, còn cóc thì nhảy 2 cái dài tối đa có thể.
  • .Ai đến mức trước thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết
Lưu ý:

4. TÌM DÉP

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người (04-08 đội) tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà tương trợ và sẵn sàng thừa kế lẫn nhau để thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Luật chơi: 
  1. Tập trung thành vòng tròn. Mọi người gom dép lại để giữa vòng tròn, trộn dép lộn xộn. Bắt đầu một bài hát, đang khi hát vỗ tay, mọi người di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Bất thần Qt thổi 1 tiếng còi, mỗi người chạy vào xỏ chân vào dép rồi chạy về chỗ cũ, không được dùng tay. Người sau cùng sẽ bị phạt.
  2. Hàng đội. Tập họp hàng dọc.
  • Gom dép của cả đội, để lộn xộn, cách xa người thứ I của đội 3m. Số người mỗi đội bằng nhau.
  • Có tiếng còi, người thứ I của mỗi đội chạy đến xỏ chân vào dép mình, rồi chạy về đánh vào người thứ II, người thứ II chạy lên… cứ thế tiếp tục cho hết cả đội.
  • *Đội nào xong trước thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Dép
Lưu ý:

5. SĂN CỌP

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý để thực hiện một cách nhanh nhẹn để tranh đua với đối phương.
Luật chơi: 
  • 1 người làm thợ săn, 1 số người làm cọp. Thợ săn rượt đuổi cọp, đánh vào người cọp bất cứ chỗ nào: cọp chết, ngồi xuống tại chỗ.
  • Nếu cọp chạy không kịp, để khỏi bị đánh chết, thì cọp đưa tay phải vòng xuống chân phải (co chân phải lên), rồi ngược tay lên, khum đầu xuống, bóp mũi. Làm như thế, thợ săn không được quyền đánh cọp.
  • Trong thời gian 3 phút, cọp nào chết sẽ bị phạt, cọp nào còn sống sẽ được thưởng.
  • Đội nào xong trước thì thắng.
Mục đích:Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng:

6. ĐUA XÍCH LÔ

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi:
  • 3 người làm thành 1 xích lô.
  • 2 người đứng sát nhau, choàng tay trên vai, chân phải của người này cột với chân trái của người kia. 2 chân bị cột này co lên.
  • Người thứ ba, lái xích lô, đứng sau 2 người kia, 2 tây cầm 2 chân bị cột của họ làm cần lái.
  • Nhiều chiếc xích lô sẵn sàng ở mức khởi hành, cách mức tới 4m, đợi còi hiệu xuất phát.
  • Chiếc nào đến đích trước: thắng.
  • Chiếc nào lật giữa đường: thua
  • Những chiếc đụng nhau: thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Dây cột cho mỗi đội.

7. VƯỢT LẦY

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
        *Lưu ý: cần sự nhẫn nại và tinh thần đồng đội. Càng tham càng dễ chết.
Luật chơi: 
  • Tập trung thành hàng đội. Mỗi đội phải vượt qua 1 vùng đất sình lầy 5m, với điều kiện: chân không được đụng đất, tay không được chấm đất, chỉ được mỗi người 1 đôi dép.
  • Cách thực hiện: cả đội ngồi xuống theo hàng dọc. Chân trên quai dép. Người cuối của đội co chân lên, tay lấy chiếc dép đó chuyền lên cho người đầu của đội. 
  • Người đầu đặt chiếc dép đó, về trước 3 tấc, rồi bước 1 bàn chân lên dép đó. Mọi người trong đội từ từ bước lên 1 chân. 
  • Người cuối tiếp tục lấy 1 chiếc lấy nữa (như lần trước) để chuyền lên cho người đầu… cứ thế tiếp tục cho đến khi cả đội vượt qua vùng lầy.
Mục đích: Làm sôi động, tinh thần đòan kết và có sự tranh đua.
Vật dụng: Dép

8. BÁN NHÀ


Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và chính xác.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh nhẹn.
Luật chơi: 
  • Tập trung thành vòng tròn. Qt cho đếm số và mỗi người mang 1 con số, số đó là số nhà của mình:
  • Qt: Bán nhà, bán nhà
  • TC: Số mấy, số mấy?
  • Qt: 3, 5, 8, 10, 15….
  • * Ai mang những số đó phải chạy đổi chỗ nhau. Trong khi đó, Qt coi nhà nào trống thì nhào vô thêm, như thế sẽ có 1 người không có nhà. Người đó tiếp Qt và tiếp tục rao bán nhà.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.

9. THỔI CÒI TRỘM

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng thính giác và xúc giác.
Giáo dục: Chú ý, tập trung một cách linh hoạt để bắt người thổi còi trộm.
Luật chơi: 
  • Đứng vòng tròn. Một dự chơi ở giữa vòng, bịt mắt, đeo còi ở phiá sau lưng. 
  • Mọi người thi nhau đến thổi còi, sao đừng cho bị người này đánh trúng. 
  • Ai bị đánh trúng sẽ thế người này. 
  • Người đeo còi được quyền di chuyển, tay quơ lung tung, đụng ai, người đó phải thế chỗ.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui tươi.
Vật dụng:
Lưu ý: 

10. ĐUA RÍT

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: 
  • Đứng thành hàng đội, có số người đều nhau. Mỗi đội làm thành 1 con rít. Cả đội ngồi, người sau để 2 chân lên đùi người trước và kẹp lấy eo của họ. 
  • Rít di chuyển bằng những bàn tay. Mức khởi hành cách mức tới 5m.
  • Có tiếng còi, những con rít bắt đầu bò. Rít nào đứt khúc thì chết. Rít nào về đến mức trước thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, với tinh thần đòan kết và có sự tranh đua.
Lưu ý: Trò chơi này dành cho nam. Cần có tinh thần đồng đội. Muốn đi nhanh và không đứt khúc, cần có 1 người điều khiển, hô “1, 2 – 1, 2”: 1 chống tay đẩy tới, 2 kéo tay đặt lên trước. Rập và đều là đi nhanh thôi.

11. ĐUA TÔM

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung nghe tiếng còi mà thực hiện nhanh nhẹn và đúng cách.
Luật chơi: 
  • Đặc tính của tôm là đi lùi. Chơi cá nhân. Mỗi người là một con tôm. 
  • Những con tôm đứng ngang nhau ở mức khởi hành, cách mức tới 5m. Mỗi người khum sâu xuống, 2 bàn tay nắm lấy cổ chân, gối phải thẳng.
  • Có tiếng còi, tôm đi lùi về mức tới. Tôm nào về trước là thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua.


12. GIÁN ĐIỆP – PHẢN GIÁN

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện nhanh nhẹn và đúng luật.
Luật chơi: 
  • Một người làm phản gián, tất cả còn lại làm gián điệp. Phản gián đứng ở đầu sân, các gián điệp đứng ở cuối sân, cách nhau 5m.
  • Phản gián đứng quay lưng về phía gián điệp. Phản gián đếm: 1, 2, 3, 4, 5 rồi quay lại xem ai đang di chuyển hay đang cử động thì gọi tên người đó. Người được gọi tên ngồi xuống, kể là chết.
  • Trong khi phản gián đếm 1, 2, 3, 4, 5 thì các gián điệp được quyền tiến lên về phía phản gián. 
  • Khi phản gián quay lại thì mọi người đứng im. 
  • Gián điệp tiến đến gần phản gián, ai tới trước thì đánh vào vai phản gián rồi chạy nhanh về mức khởi hành. 
  • Phản gián được quyền rượt người đó đánh lại nếu đánh kịp thì phản gián thắng, nếu không thì người kia thắng. Trò chơi bắt đầu lại.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua, khéo léo.

13. CHẠY SAO THOÁT? 

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi: 
  • Đứng thành vòng tròn, và ở giữa vẽ 1 vòng tròn nhỏ 4 tấc đường kính. Đếm số từ 1 đến hết. Mỗi người mang 1 số.
  • Qt gọi 1 số nào đó bất kì, người mang số đó nhanh chân chạy vào đứng ở vòng tròn nhỏ. Còn 2 người 2 bên phải làm sao giữ người đó lại, nếu để họ thoát thì 2 người phải vào giữa làm kiệu khiêng người đó về.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn.
Vật dụng: Phấn vẽ vòng tròn.

14. THẰN LẰN CỤT ĐUÔI

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi: 
  • Đứng thành hàng đội, với số người đều nhau. Mỗi người có 1 cái khăn vắt vào lưng quần ở phía sau để làm đuôi. Hai đội đứng đối diện cách nhau 3m. 
  • Khi có hiệu còi, 2 bên xáp lại vừa cố giựt đứt đuôi bên kia, vừa lo bảo vệ đuôi của mình. 
  • Sau 3 phút, còi thổi kết thúc. Bên nào ít bị đứt đuôi thì thắng.
  • Liền đó, hát và ra cử điệu bài: “Hai con thằn lằn con”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: Khăn cho các đội.

15. LƯỢM TĂM 


Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi
  • Đứng vòng tròn (kết trò chơi: Hàng đội) 
  • Qt tung một nắm “tăm gỗ” lên, tăm rơi xuống đất, Qt thổi còi. Mọi người đua nhau lượm ...(tăm gỗ) bằng cách dùng ngón tay giữa và ngón áp út (ngón tay đeo nhẫn) của bàn tay trái, rồi đặt tăm vào tay phải.
  • * Sau 3 phút, Qt thổi còi, mọi người đứng lên. Mỗi đội gom số tăm lượm được lại, đếm xem được bao nhiêu.
  • * Đội nào nhặt được nhiều tăm nhất thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong tinh thần đồng đội của sự tranh đua.
Vật dụng: Tăm để làm ....

16. GẬY BAY

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, cho trên dưới 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi: 
  • Sân rộng (bãi biển). Đứng thành hàng đội, đều nhau. Mỗi đội có 1 cái gậy. Cách mức khởi hành 20m để trước mỗi đội có đóng 1 gậy làm dấu “đích”.
  • Tiếng còi xuất phát. Người thứ I của mỗi đội cầm gậy chạy vòng qua đích rồi chạy về.
  • Người thứ I về đến đội, người thứ II tiếp lấy gậy, rồi cả 2 cầm gậy đó chạy vòng qua đích và trở về đội.
  • Người thứ III tiếp lấy gậy đó và cả 3 cùng chạy qua đích và trở về đội…
  • Cứ thế cho đến người cuối cùng của đội. Cả đội cùng cầm gậy đó chạy vòng qua đích, rồi trở về vị trí cũ, tập họp. Đội nào xong trước thắng.
  • Qt lưu ý cách tổ chức của mỗi đội vì có người.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có tinh thần đồng đội trong sự tranh đua.
Vật dụng: Cây để làm gậy cho các đội.
Lưu ý:

17. NGƯỜI BA CHÂN

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn và cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: 
  • Qt cho một băng reo để có nhiều cặp, mỗi cặp 2 người. 2 người này làm sao chỉ có 3 chân chạm đất mà thôi. Theo lệnh Qt, những người 3 chân này thi nhau đi đến đích, điểm đã vạch sẵn, ai tới trước thắng.
  • Số người, số chân theo lệnh Qt:
  • Tất cả làm theo lệnh Qt:
  • – 1 người 3 chân – 2 người 3 chân –
    3 người 3 chân – 5 người 6 chân –
    8 người 20 chân…
  • Qt kiểm lại đủ số người tụm lại và đủ số chân chạm đất theo như lệnh đã ra. Nhóm nào thiếu, hoặc dư (cả người lẫn số chân) thì bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết.
Lưu ý:

18. ĐƯỜNG ĐI KHÓ

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng hay bãi biển, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ lẫn nhau một cách nhanh nhẹn và cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi
  • Chia làm 2 phe. Qt vẽ 1 đường ngoằn nghèo rồi gom tất cả giày dép lại, xếp đều trên đường cong queo đó.
  • Mỗi phe trú đóng ở mỗi đầu của đường ngoằn nghèo đó. Nghe hiệu còi, 2 người đầu tiên của 2 phe đi nhanh (không được chạy) bằng cách 2 chân 2 bên con đường. Giáp mặt nhau thì dừng lại đánh “tù tì”(búa, kéo, báo). Ai thắng đi tiếp, ại thừa ra khỏi đường ngay. Trong khi đó, 1 người khác của phe thua khởi hành ngày để chặn bên thắng lại, đánh “tù tì” tiếp.
  • Mỗi người của mỗi phe chỉ được ra chiến đấu 1 lần mà thôi.
  • Bên nào lọt vào ranh giới địch trước thắng.
  • Bên nào hết quân trước là thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết.
Lưu ý:

19. VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tập trung chú ý và linh hoạt.
Luật chơi: 
  • 1 người làm “cảnh sát” điều tra xem ra thổi còi. Người này đi khuất xa một lúc. 
  • Qt mời 1 người nào đó trong vòng tròn dùng kim băng ghim dây còi vào cổ áo phía sau lưng, để còi thòng xuống lưng. Sau đó gọi cảnh sát vào, để tìm xem ai trong vòng đang giữ còi.
  • Qt khéo léo di chuyển mặt đối mặt với cảnh sát, khi cảnh sát ngó lơ, Qt xoay lưng cho 1 người nào đó thổi còi, rồi Qt nhanh nhẹn di chuyển chỗ khác và tỏ vẻ ngạc nhiên.
  • * Cuối cùng cảnh sát phát giác, chính Qt là người “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui tươi.
Vật dụng: Phấn viết.

20. VĂN SĨ TỔNG HỢP

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng trên dưới 04-08 đọâi tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau một cách linh hoạt.
Luật chơi
  • Đứng thành hàng đội, với số người đều nhau, đứng ngang nhau. Mỗi đội có 1 tờ giấy trắng và 1 cây bút để cách đội 3m.
  • Nghe hiệu còi, người thứ I của mỗi đội chạy lên, viết vào tờ giấy (1 chữ) rồi chạy về đánh tay người thứ II của đội mình; người thứ II chạy lên viết “1 chữ”, rồi chạy về đánh tay người thứ III … cứ thế cho hết những người trong đội.
  • Mỗi người chỉ được viết 1 chữ nhưng gom cả đội lại thành 1 câu có ý nghĩa.
  • Đội nào xong trước và có ý nghĩa hay là thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết, viết, giấy.
Lưu ý:

21. ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Tập trung chú ý để lắng nghe, nhận định chính xác và tìm nhau.
Giáo dục: tinh thần đoàn kết, hòa đồng, dạn dĩ.
Luật chơi: 
  • Qt viết tên 1 số bài hát vào 1 số giấy: Mỗi mảnh giấy ghi tên 1 bài hát, 1 bài hát ghi vào 5, 7 mảnh giấy. Số mảnh giấy có tên bài hát bằng số người chơi.
  • Tất cả đứng vòng tròn. Qt tung giấy lên. Mỗi người lượm 1 mảnh và xem coi bài gì. Rồi ngậm miệng dùng âm a ê bài hát đó. Vừa a ê bài hát đó, vừa đi tìm nhau, những ai cùng 1 bài hát thì nắm tay nhau.
  • Những ai lẻ loi sẽ bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua và ôn tập lại các bài hát.
Vật dụng: Viết, giấy.

22. THEO NGÔI SAO

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham đự tham dự.
Rèn luyện: sự quan sát, nhận định chính xác, nhanh nhẹn, khéo léo.
Giáo dục: Tập kiên nhẫn và tinh thần kỷ luật, sự trung thực.
Luật chơi: 
  • Mỗi người là 1 nhà đạo sĩ. Tất cả đứng ngang nhau ở mức khởi hành. Qt đứng ở mức tới cách có 10m, quay mặt về các đạo sĩ. Qt một tay cầm 1 ngôi sao, tay kia cầm 1 khăn xám.
  • Khi ngôi sao xuất hiện (Qt đưa ngôi sao lên cao) thì các đạo sĩ tiến lên (bước đi không chạy). Khi ngôi sao bị mây che khuất (Qt hạ ngôi sao xuống, và phất khăn xám trên cao) thì các đạo sĩ dừng lại. Thấy ai còn tiến bước, kể cả nhúc nhích tay chân thì Qt gọi tên người đó. Người đó phải trở về mức khởi hành bắt đầu lại.
  • Ai tiến đến ngôi sao trước nhất: thắng
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: 01 cái khăn, 01 ngôi sao.
Lưu ý: (cần sự khéo léo, nhanh tay của Qt).


23. TẮT LỬA

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: óc quan sát, phản xạ nhanh, chính xác
Giáo dục: Tập vâng phục, chấp hành kỷ luật.
Luật chơi
  • Đứng thành vòng tròn. Mỗi người vẽ 1 vòng tròn nhỏ quanh chỗ mình đứng, làm nhà ở.
  • Khi nghe hiệu còi, báo hiệu trời tối, dân chúng hay bỏ nhà đi chơi đêm (mọi người đi cách xa đó 10m).
  • Trong khi đó, Qt xoá đi 1 vòng tròn nhỏ (khi về, đứng vào vòng nào cũng được).
  • Khi nghe Qt hô “Tắt lửa”, mọi người chạy về đứng vào 1 căn nhà nhỏ, ai không có nhà thì vào giữa giúp Qt xoá thêm 1 vòng tròn nhỏ nữa, và trò chơi bắt đầu lại. Mỗi lần xoá thêm 1 vòng tròn.
  • Ai không có nhà sẽ được giúp đỡ bằng một trò chơi khác.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết.
Lưu ý:

24. VẬT TRIỀU CỐNG

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: óc quan sát và sáng tạo, tìm kiếm một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: 
  • Viết sẵn một số vật “cống”, mỗi vật vào 1 mảnh giấy (chữ khá lớn), rồi bỏ vào 1 hộp nhỏ.
  • Tất cả ngồi vòng tròn theo đội. Một người làm “Hoàng Đế” ngồi giữa. Mỗi đội cử 1 sứ thần đại diện đứng trước mặt “Hoàng Đế”.
  • Hoàng Đế rút 1 mảnh giấy giơ cho các sứ thần xem. Sau đó Hoàng Đế vỗ tay, các sứ thần chạy về đội mình báo cho đội mình biết vật cần tìm để sứ thần triều cống.
  • Đội nào đem trước sẽ được 1 điểm. Sau 5 lần, đội nào nhiều điểm thì thắng.
  • Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Giấy, viết, hộp.
Lưu ý:

25. MÒ KIM ĐÁY BIỂN

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng sự quan sát và thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm trong tinh thần đồng đội.
Luật chơi
  • Đứng thành hàng đội, có số người bằng nhau. Các đội đứng ngang nhau. Mỗi đội có 1 cái bao để cách đó 5m.
  • Lần I: Người đầu tiên của mỗi đội nghe hiệu còi, chân đi dép (giày) chạy đến cái bao của đội mình, cởi dép bỏ vào bao, rồi chạy về đánh tay người kế tiếp, và đi về chỗ sau cùng của đội; những người kế tiếp của đội cũng làm như thế.
  • Lần II: Khi mọi người của đội đã bỏ dép vào bao rồi, thì người thứ I chạy lên lục trong bao tìm đôi dép của mình, mang vào cẩn thận rồi chạy về đánh tay người kế tiếp… cứ thế cho đến khi cả đội đã có đủ dép và xếp hàng nghiêm chỉnh. Đội nào xong trước, hát lên 1 bài thì đội đó thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Bao, dép (giày).
Lưu ý:

26. KỊCH SĨ TÀI BA

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khỏang 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: vận dụng óc tưởng tượng, thực tập khả năng diễn tả bằng lời nói và cử chỉ, điệu bộ.
Giáo dục: tập bạo dạn.
Luật chơi: 
  • Qt dùng một số mảnh giấy, ghi vào mỗi mảnh 1 tác động. Thí dụ: Mẹ ru con, người say rượu, bé cầu nguyện, linh mục làm lễ vv… Rồi xếp lại bỏ vào hộp để ở giữa. Tất cả ngồi vòng tròn. 
  • Qt tuần tự gọi mỗi đội cho 1 người lên bốc 1 mảnh giấy, rồi vừa đi vừa bắt chước động tác của nhân vật ghi trong giấy. Đi hết 1 vòng về chỗ. Qt mời 1 người của đội khác, cũng làm như trong giấy.
  • * Có thể gọi một lúc 2, 3 người.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi,vui cười.
Vật dụng: Giấy, viết, hộp.
Lưu ý: Chỉ bắt chước động tác đã ghi sẵn chứ không được nói gì. Ai nói, ai cười bị phạt.

27. KHÉO BÒ

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khỏang 04-04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: 
Chia làm 2 phe: A, B.
  • Phe A đứng vòng tròn, quay lưng vào nhau, nắm tay nhau, chân dang ra (bàn chân người này vừa chạm bàn chân người kia), mắt nhắm.
  • Phe B đứng trong vòng, tìm cách bò khéo ra ngoài, sao cho phe A không chạm vào người.
  • Những người phe A không được rời tay nhau, không được mở mắt, có thể vung tay, hay bất thần ngồi xuống.
  • Sau 3 phút, đổi lại, phe A vào trong vòng, phe B đứng vòng tròn nắm tay nhau như trên cũng 3 phút.
  • Tổng kết: Phe nào bò ra được nhiều nhất thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi,vui cười và có sự tranh đua.
Vật dụng:
Lưu ý:

28. LONG XÀ QUYẾT ĐẤU


Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng (bãi biển), khỏang 02 – 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: 
  • Chia làm 2 đội, 1 đội làm Rồng, 1 đội làm Rắn. Người sau ôm chắc bụng của người trước. 2 đội cách xa nhau 5m. Khi có hiệu còi, đầu Rồng vừa có bổn phận bảo vệ đuôi, vừa tìm bắt đuôi Rắn. Đội Rắn cũng vậy.
  • Đang thi đấu, nghe lệnh còi, đầu đổi làm đuôi, đuôi đổi làm đầu.
  • – Đội nào bị đứt khúc: thua
    – Đuôi đội nào bị bắt: thua.
  • Trong khuôn khổ buổi sinh hoạt, có thể vẽ hình vuông hay chữ nhật và cho đi theo đường đã vẽ sẵn, nhớ buộc phải quẹo vuông góc. Người sau nắm vạt áo phía sau của người trước. Đầu đội này bắt được đuôi đội kia thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua, phấn đấu.
Vật dụng:
Lưu ý:

29. THOÁT CHẠY

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng cùng nhau chu toàn trách nhiệm.
Luật chơi: 
Đứng vòng tròn. Một quả bóng mủ nhỏ vừa cầm tay. Một người đứng giữa ném bóng.
  • Qt ra hiệu còi, người đứng giữa cầm bóng tung lên cao 3m, khi bóng rớt xuống vào người đứng giữa bắt được thì Qt thổi hiệu còi thứ II.
  • Trong khi nghe hiệu còi thứ I, mọi người cố chạy ra xa; nghe hiệu còi II, mọi người phải đứng lại tại chỗ.
  • Và người đứng giữa cầm bóng cố ném cho trúng một người nào đó
  • (họ có thể uốn mình để né tránh). Nếu trúng, người đó vào thay.
  • Nếu hụt, người ném bóng tiếp tục, và trò chơi bắt đầu lại.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Trái bóng nhỏ.
Lưu ý:

30. ĐUA NGỰA

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hay nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: sự khéo léo, nhanh nhẹn của tập thể.
Giáo dục: Tinh thần đồng đội, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích.
Luật chơi: 
  • Chia nhóm: 3 người – 02 người làm Ngựa, 01 người cỡi: người thứ I đứng thẳng, người thứ II: 2 tay vịn vài người thứ I, 02 chân thẳng, mình cúi sâu làm Ngựa. Người thứ III ngồi lên lưng người thứ II, mặt quay lại, phía sau, miệng ngậm cán muỗng cà phê, trên muỗng cà phê có để 1 trái pingpong (hay 1 quả trứng). 
  • Người cỡi không được dựa lưng người thứ I, cũng không được dùng tay vịn vào bất cứ ở đâu.
  • Tiếng còi khởi hành, các con ngựa bắt đầu chạy về điểm tới cách đó 5m. Ngựa nào tới đích trước, còn nguyên vẹn, không té, không rớt quả banh, không dựa lưng: thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: Trái banh pingpong nhỏ, muỗng, trứng.
Lưu ý:

31. SẤP NGỬA

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hoặc nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng việc lắng nghe và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích.
Luật chơi
Chia thành hai đội đều nhau, xếp hàng dọc, đứng quay lưng vào nhau. Trước mặt mỗi đội có vạch 1 đường dài làm giới hạn.
  • 1 đội “sấp”, 1 đội “ngửa”
  • Qt tung đồng bạc cắc lên, rơi xuống đất nếu là sấp, Qt hô “sấp”, nếu là ngửa thì hô “ngửa”.
  • – Sấp: đội sấp chạy về đường giới hạn, đội ngửa quay lại đuổi theo, cố vỗ vào lưng. Ai bị vỗ vào lưng: chết
    – Ngửa: đội ngửa chạy, đội sấp đuổi.
  • Ai chết bị loại. Bắt đầu lại với số người còn sống. Cuối cùng đội nào chết hết: thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: đồng bạc cắc.
Lưu ý:

32. DĨA BAY

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích một cách nhanh chóng
Luật chơi: 
Ấn định mức khởi hành (trái đất) và mức tới (là 1 hành tinh nào đó).
  • Mỗi đội đứng vòng tròn, quàng 2 tay lên vai nhau thật chặt, làm dĩa bay.
  • Dĩa bay di chuyển bằng cách vừa quay tròn vừa đi tới hành tinh.
  • – Nghe hiệu còi, các dĩa bay bắt đầu di chuyển đến hành tinh đã định, rồi bay về trái đất (điểm khởi hành).
    – Đang di chuyển, nghe hiệu còi thì đổi vòng quay.
    – Các dĩa bay không được đụng nhau. Dĩa bay nào về đến trái đất trước, mà không có hư hại gì thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.

33. CÓC THA MỒI

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau , cùng gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích một cách nhanh chóng.
Luật chơi: 
Tập trung thành vòng tròn, ngồi theo đội, số người mỗi đội bằng nhau.
  • Vẽ 1 vòng tròn đường kính 1m ở giữa. Rồi đặt rải rác vào đó một số khăn quàng tương ứng với số người chơi (mỗi người 1 cái).
  • Tất cả ngồi chồm hổm, tay trên hông. Nghe tiếng còi, người thứ I của mỗi đội nhảy như cóc đến vòng tròn (để khăn quàng). Rồi khum xuống, 2 gối chạm đất, dùng miệng tha mồi (cắn lấy 1 khăn quàng), rồi nhảy về chỗ. Người thứ II nhảy lên, làm như trên…
  • Đội nào tha đủ mồi trước thì thắng. Đội nào có người té là thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: Khăn quàng.
Lưu ý:

34. THI ĐUA CỨU TRỢ

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ lẫn nhau , cùng gánh vác trách nhiệm để tìm kiếm một cách nhanh nhất.
Luật chơi
Qt quảng diễn nội dung: Bão lụt miền Trung. Cảnh màn trời chiếu đất. Kêu gọi cứu trợ.
  • Mỗi đội là 1 nhóm cứu trợ, có bổn phận cung ứng bất cứ thứ gì nạn nhân đòi hỏi.
  • Qt là nạn nhân, đòi hỏi những gì có ở khu vực sinh hoạt, hay chính nơi các bạn sinh hoạt.
  • Thí dụ: nước cuốn mất của tôi 1 chiếc giày, hãy cho tôi chiếc giày.
  • Gió thổi đứt của tôi 1 nút áo, hãy cho tôi 1 nút áo.
  • – Đội nào đem tới trước nhất được 1 điểm kết thúc, đội nào nhiều điểm nhất: thắng.
    – Qt có thể đòi hỏi cái khó tìm hơn như 10 sợi tóc bạ, 2 con chí hoặc 1 vật vui hơn như 1 hàm răng giả.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: Các vật dụng để làm vật cứu trợ.
Lưu ý:

35. ĐUỔI BẮT

Chuẩn bị: sân rộng, có khoảng từ 20-25 người tham dự.
Rèn luyện: nhanh trí, tháo vát, dai sức.
Luật chơi: 
Đây là trò chơi bài hát đuổi bắt từng 2 người trong 1 vòng tròn.
  1. Đưa ra 2 người, 1 chạy, 1 rượt, cùng phát xuất 1 lượt đầu nhịp mạnh.
  2. Vòng tròn nắm tay giang rộng để có thể chạy đuổi dễ dàng .
  3. Người bị đuổi chạy theo đường nào, người đuổi phải chạy theo đường đó, không được chặn đầu, hoặc chạy tắt ngang.
  4. Bài hát được hát hai hoặc ba lần tuỳ theo qui định, mỗi lần nhanh hơn.
  5. Hát xong mà người đuổi không bắt được coi như thua, còn nếu người bị đuổi bị bắt thì phải đuổi người khác.
Lưu ý: Quản trò có thể sáng kiến một loại hình khác tương tự như vậy với điều kiện chạy (nhảy từng bước) theo nhịp, miễn bước được xa là có thể thắng.

 pro.edu.vn sưu tầm biên soạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cười Chút Chơi