Với cách này có thể chia ra nhiều loại :
B2.1.Trò chơi phản xạ
Quy ước phản xạ về động tác, về lời nói. Có loại:
- Phản xạ thuận (làm nói thuận theo khẩu lệnh)
- Phản xạ chéo (làm nói thế này, đối nhau thì làm nói thế kia).
- Phản xạ nghịch (làm và nói nghịch theo khẩu lệnh).
Tốc độ ngày càng nhanh, mức độ qui ước ngày một phức tạp gây rối loạn, lẫn lộn thì bị loại hoặc phạt. .
Vd: Quản trò: - Đây là cái mũi của tôi (tay chỉ tay của bạn) .
B2.2.Trò chơi lý luận
Qui ước số thời giạn, số câu thăm dò, số lần quan sát để phân tích lý luận, loại suy động não, nêu giả thuyết đi đến kết quả chính xác trong hạn định. Trò chơi cho cả tập thể hoặc cho một cá nhân đối với tập thể.
Vd: Được hỏi 3 câu, quản trò hoặc cả tập thể chỉ trả lời bằng có hoặc không, câu thứ tư phải đoán ra vật đó.
B2/3.Trò chơi vận động nhẹ
Thường là ngồi tại chỗ, có thể kết hợp một bài hát sinh hoạt đòi hỏi sự khéo léo và nhạy bén, ăn khớp với nhau về động tác.
Vd: - Nào cùng chuyền chiếc dép
- Ai ? Làm gì ? Ở đâu ?
B2.4.Trò chơi vận động mạnh
Dụng đến sức lực, sự nhanh nhẹn quả cảm, tháo vát và cả mưu trí để đoạt được giải. Kết quả tỷ số thi đua trên hai đội, hoạc bị phạt phải thế cho quản trò.
Vd: - Người thứ 3 - Người 3 chân
- Đường đi khó, băng tù.
B2.5.Trò chơi cảm giác
Liên quan đến ngũ giác quan (thị, thính, vị, xúc, khứu giác.) bằng cách cô lập một hay nhiều cảm giác và đưa vào các trò chơi để quan sát kỷ luật, khéo léo, nhạy bén, chính xác của các cảm giác còn lại.
Vd: - Hai người bịt mắt; một người thổi còi rồi lẩn tránh. Người còn lại tìm bắt, vòng tròn giúp đỡ bằng cách vỗ tay.
- Trò chơi kim
- Truyền điện chuông reo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét